♫musicjinni

Sự phát triển của bào thai khi mới hình thành

video thumbnail
#mangthai #thuthai #vinmec #thainhi

Quá trình thụ thai được tính từ khi tinh trùng kết hợp với trứng tạo thành hợp tử. Cho tới lúc hình thành bào thai và làm tổ được trong tử cung. Sau khi thụ tinh khoảng 3 – 4 ngày, trứng đã thụ tinh. Tức hợp tử bắt đầu di chuyển dần vào tử cung tìm chỗ làm tổ và phân bào 3 lần trên đường đi. Sau khi trứng gặp tinh trùng tạo thành hợp tử và di chuyển ra làm tổ tại tử cung, sự sống bắt đầu với những thay đổi từ một số tế bào ban đầu tạo thành một cơ thể hoàn chỉnh. Vậy phôi thai xuất hiện ở tuần thứ mấy? phôi thai phát triển như thế nào?

Bào thai trong bụng mẹ sau khi hình thành sẽ bắt đầu di chuyển đến ở vị trí mới. Đầu tiên nó lắng xuống màng nhầy của tử cung và sau đó nhau thai được hình thành. Nhau thai là cơ quan nối bào tử đang phát triển với thành tử cung. Chức năng chính của nhau thai là cung cấp chất dinh dưỡng cho thai nhi, hỗ trợ đào thải chất thải và trao đổi không khí qua máu với cơ thể mẹ. Một đĩa phôi được hình thành ở trung tâm của phôi thai. Bào thai trong bụng mẹ lúc này được 14 ngày tuổi, có kích thước bằng đầu đinh ghim. Đĩa dày lên. Nó nằm giữa hai túi chất lỏng và đã sẵn sàng bắt đầu xây dựng các cơ quan và hệ thống cơ thể hình thành bào thai hoàn chỉnh.

Hệ thống thần kinh có trước, một rãnh sâu hình thành dọc theo sống lưng. Nó gấp vào trong trông như hình của chiếc ống dài. Đây chính là tủy sống sau này. Hai bộ phận trông như 2 quả bóng lớn này, sẽ phát triển thành 2 bán cầu não. Phôi thai bắt đầu cong vào trong. Tim và các mạch máu bắt đầu hình thành nền tảng của hệ thống mạch máu.

Khi phát triển, bào thai trong bụng mẹ trải qua tất cả các giai đoạn tiến hóa. Đầu tiên, phôi thai trông giống như một chú cá ngựa nhỏ vậy, sau đó tiến hóa hơn nhìn giống một loài bò sát. Sẽ mất vài tuần trước khi phôi thai phát triển hoàn thiện để có hình dạng con người. Vậy là chỉ trong vòng 20 ngày, bào thai 1 tháng tuổi đã phát triển từ một tế bào thành một hệ thống tinh vi với các tế bào đồng bộ hoàn hảo. Và từ hệ thống tinh vi đến mức tuyệt đỉnh ấy, một sinh linh bé nhỏ đã được hình thành.

Giai đoạn phôi thai kết thúc sau khi tuổi thai được 10 tuần (8 tuần sau thụ thai). Chiều dài đầu-mông (CRL) thời điểm này là 4mm. Giai đoạn thai được đặc trưng bởi sự phát triển và trưởng thành các cấu trúc hình thành trong giai đoạn phôi.

Đăng ký để theo dõi các video mới nhất về sức khỏe tại: https://www.youtube.com/@VinmecHospital
Liên hệ với Vinmec:
Fanpage: https://www.facebook.com/Vinmec/
Website: https://www.vinmec.com
TikTok: https://www.tiktok.com/@benhvienvinmec
Hệ thống Bệnh viện Vinmec trên toàn quốc:
https://vinmec.com/vi/danh-sach/ca-nuoc/co-so-benh-vien-v-phong-kham/
------------------------
Bản quyền thuộc về Vinmec
Copyright by Vinmec ☞ Do not Reup

Sự phát triển của bào thai khi mới hình thành

Ung thư phát triển trong cơ thể như thế nào?| BS Phan Trúc, BV Vinmec Times City

Các dấu hiệu bất thường sau chuyển phôi

Sự phát triển của thai nhi 3 tháng cuối thai kì

Cơ thể phụ nữ thay đổi như thế nào khi mang thai?

Thai nhi thành hình và phát triển thế nào trong tử cung?

Tiết lộ quá trình di căn của tế bào ung thư trong cơ thể con người

Ung thư phổi có chữa được không?

Bạn có biết: Bộ phận sinh dục của bé trai và bé gái trông giống nhau cho đến khi thai 9 tuần tuổi?

Thai nhi tuần 15-20: Em bé đã có thể nghe thấy bạn nói rồi đấy!

Khám thai lần đầu vào lúc nào và cần khám những gì?

Ra máu khi mới mang thai: Khi nào là bình thường, khi nào là bất thường?

Quá trình thụ tinh diễn ra như thế nào?

Vì sao bạn đau lưng khi mang thai?

Hệ thần kinh & não bộ thai nhi hình thành, phát triển như thế nào?

Phụ nữ có bệnh lý tuyến giáp cần lưu ý gì trong thai kì?

Sàng lọc dị tật thai nhi NIPT trước sinh mẹ bầu cần biết

Mối liên hệ giữa viêm xoang và polyp mũi xoang

3 thời điểm cần siêu âm thai 4D: 11-13 tuần, 20-22 tuần, 30-32 tuần

Cẩn trọng: Các dấu hiệu nhận biết sớm mang thai ngoài tử cung

Thai nhi tuần 10-14: Dấu vân tay, móng tay hình thành; bé có mắt và tai, biết nheo mắt và nhăn mặt

Thai nhi tuần 21-27: Bé có thể nấc, nuốt và lăn lộn trong nước ối!

Chuẩn bị mang thai sau sảy thai | BS Trần Thị Thu Hà, BV Vinmec Times City

Ung thư đại tràng biểu hiện như thế nào?

Vì sao bạn mất ngủ khi mang thai | BS Trương Nghĩa Bình, BV Vinmec Đà Nẵng

Cách tính ngày rụng trứng trong kỳ kinh nguyệt chị em nên biết

Vì sao bác sĩ khám bệnh vẫn phải chụp X- quang, MRI, siêu âm? Khi nào không cần?

Những dấu hiệu con bị tim bẩm sinh, cần đi khám bác sĩ ngay

Các bệnh lý thường gặp ở gan và chế độ dinh dưỡng cho người bệnh

Các mốc khám thai định kỳ quan trọng

Disclaimer DMCA